Khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô đặc biệt là khi lái xe tải không chỉ là một quy định pháp luật, mà còn là yếu tố quan trọng để bảo vệ tính mạng và tài sản của bạn trên mỗi hành trình. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, cách xác định và những lưu ý để giữ khoảng cách an toàn, đảm bảo mọi chuyến đi đều an toàn và suôn sẻ trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Khoảng cách an toàn là gì?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn khi lái xe là khoảng cách tối thiểu cần giữ giữa phương tiện của bạn và xe phía trước trong quá trình tham gia giao thông.
Khoảng cách này giúp đảm bảo đủ thời gian để phản ứng và xử lý các tình huống bất ngờ như xe phía trước phanh gấp, đồng thời giảm nguy cơ va chạm và tai nạn. Khoảng cách an toàn thay đổi tùy vào tốc độ di chuyển, điều kiện mặt đường, thời tiết và tầm nhìn, và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về giao thông.
Cập nhật 2025: khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao
Theo Điều 11 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, quy định về việc giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ như sau:
Người lái xe hoặc điều khiển xe máy chuyên dùng khi lưu thông trên đường bộ phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước cùng làn đường, cùng phần đường và cùng chiều di chuyển. Tại những nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe,” khoảng cách này không được nhỏ hơn giá trị ghi trên biển.
Dưới đây là bảng chi tiết về khoảng cách an toàn giữa các phương tiện theo Thông tư 38/2024/TT-BGTVT:
Tốc độ lưu hành (V) | Khoảng cách an toàn trong điều kiện tốt (m) |
V ≤ 60 km/h | Phụ thuộc vào mật độ và tình hình giao thông thực tế |
60 km/h | 35 m |
60 < V ≤ 80 km/h | 55 m |
80 < V ≤ 100 km/h | 70 m |
100 < V ≤ 120 km/h | 100 m |
Lưu ý:
- Trong điều kiện thời tiết xấu (mưa, sương mù, mặt đường trơn trượt, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế), khoảng cách an toàn phải lớn hơn giá trị quy định hoặc trị số ghi trên biển báo.
- Đối với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe cần giữ khoảng cách phù hợp dựa trên mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.
Như vậy, tùy theo điều kiện giao thông và thời tiết, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu, đảm bảo không nhỏ hơn trị số tối thiểu theo biển báo hoặc pháp luật. Trong điều kiện mặt đường tốt và tầm nhìn đảm bảo, khoảng cách cụ thể ứng với tốc độ lần lượt là 35m (60 km/h), 55m (60-80 km/h), 70m (80-100 km/h), và 100m (100-120 km/h).
Mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn
Việc không giữ khoảng cách an toàn khi điều khiển ô tô, xe tải hoặc xe máy không chỉ tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng mà còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật với các mức phạt cụ thể, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra.
Đối với ô tô:
Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng nếu:
- Không giữ khoảng cách an toàn, gây va chạm với phương tiện di chuyển phía trước.
- Không tuân thủ khoảng cách tối thiểu giữa hai xe theo quy định trên biển báo. (Điểm l, Khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng nếu vi phạm quy định về khoảng cách an toàn với xe phía trước khi đang lưu thông trên đường cao tốc (Điểm g, Khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng nếu việc không giữ khoảng cách an toàn gây ra tai nạn giao thông (Điểm a, Khoản 7, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Trường hợp này, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm c, Khoản 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đối với xe máy:
Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu:
- Không giữ khoảng cách an toàn, gây va chạm với xe di chuyển phía trước.
- Không tuân thủ quy định khoảng cách tối thiểu giữa các xe theo biển báo. (Điểm c, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu hành vi không giữ khoảng cách an toàn gây ra tai nạn giao thông (Điểm b, Khoản 7, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Tương tự, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm c, Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Việc không giữ khoảng cách an toàn không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các phương tiện khác. Vì vậy, tuân thủ quy định khoảng cách là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Mẹo xác định khoảng cách an toàn theo quy tắc 3 giây trên đường cao tốc
Quy tắc 3 giây đề cập đến khoảng thời gian cần thiết để người lái xe dừng hoàn toàn phương tiện sau khi phanh, giúp tránh va chạm. Để đảm bảo an toàn, người lái cần duy trì một khoảng cách nhất định với xe phía trước và thực hiện quy tắc 3 giây, giúp bảo vệ bản thân và các phương tiện khác trên đường.
Cách áp dụng quy tắc 3 giây là một phương pháp đơn giản để duy trì khoảng cách an toàn khi lái xe. Người lái có thể chọn một vật cố định trên đường như cột mốc, biển báo hoặc cây cối và chú ý đến thời điểm xe phía trước vượt qua vật đó.
Sau đó, người lái bắt đầu đếm 1… 2… 3 giây chậm rãi, và khi vừa đếm đủ 3 giây, xe của mình cũng phải đến vị trí của vật mốc, từ đó xác nhận đã giữ đúng khoảng cách an toàn. Nếu chưa đếm đến 3 mà xe đã vượt qua vật mốc, điều đó có nghĩa là cần giảm tốc độ.
Quy tắc này chủ yếu áp dụng trong điều kiện thời tiết tốt và tầm nhìn rõ ràng. Trong các tình huống thời tiết xấu như mưa, bão hoặc sương mù, khi tầm nhìn bị hạn chế, người lái nên tăng thời gian đếm lên 4, 5, hoặc 6 giây. Đặc biệt trên cao tốc, người lái có thể sử dụng các vạch kẻ đường đứt nét hoặc biển báo như 0M, 50M, 100M làm cột mốc để thực hiện quy tắc này
Trên đây là toàn bộ thông tin về khoảng cách an toàn khi tham giao giao thông giữa các xe cập nhật mới nhất năm 2025 mà An Thái muốn chia sẽ tới bạn đọc. Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện giao thông, đặc biệt là khi lái xe ô tô tải đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Vì vậy, mỗi người tham gia giao thông cần phải chú ý và thực hiện nghiêm túc các quy định về khoảng cách an toàn, từ đó giúp giảm thiểu tai nạn và đảm bảo sự an toàn cho chính mình và mọi người trên đường.